Hà Nội, Ngày 07/06/2024

Thẩm định hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên

Ngày đăng: 17/05/2024   08:28
Mặc định Cỡ chữ

Chiều 16/5/2024, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đã chủ trì Hội nghị thẩm định hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên. Dự Hội nghị có lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), đại diện các bộ, cơ quan Trung ương có liên quan; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh Thái Nguyên.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng chủ trì Hội nghị thẩm định hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên.

Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, qua thống kê, rà roát, toàn tỉnh có 03 đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định, thuộc diện phải thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 gồm: xã Vạn Thọ, xã Na Mao (huyện Đại Từ); xã Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên). Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên còn khuyến khích các đơn vị hành chính cấp xã không thuộc diện sắp xếp nhưng vẫn nghiên cứu thực hiện nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính; giải quyết các vấn đề bất hợp lý về phân định địa giới hành chính để đảm bảo hoàn thiện các mục tiêu phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị của tỉnh và của địa phương... Theo đó, tỉnh Thái Nguyên có 05 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp gồm: thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ); thị trấn Giang Tiên, thị trấn Đu (huyện Phú Lương); thị trấn Chợ Chu (huyện Định Hóa); xã Sơn Cẩm (thành phố Thái Nguyên). Sau khi thực hiện sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên sẽ còn 09 đơn vị hành chính cấp huyện; 171 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 06 đơn vị so với  trước khi sắp xếp. 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến nhằm hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên, trong đó đề nghị tỉnh Thái Nguyên lưu ý bổ sung đầy đủ tài liệu theo quy định, xác định rõ lộ trình sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi thực hiện sáp nhập, nghiên cứu phương án giải quyết hiệu quả các trụ sở làm việc dôi dư sau sắp xếp, đánh giá sự phù hợp của các phương án sắp xếp và những vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn sau sáp nhập đơn vị hành chính...

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đánh giá cao chất lượng hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, đề nghị tỉnh Thái Nguyên nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp cụ thể, thiết thực của các đại biểu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt./.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày đăng 06/06/2024
Xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng, Nhà nước đặt ra. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày đăng 05/06/2024
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 05/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-TTg giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Công nhận thành phố Vinh mở rộng, tỉnh Nghệ An đạt tiêu chí đô thị loại I

Ngày đăng 04/06/2024
Ngày 04/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 475/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh mở rộng, tỉnh Nghệ An đạt tiêu chí đô thị loại I.

Giải pháp tổ chức mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 03/06/2024
Quá trình đô thị hóa là một xu hướng tất yếu khách quan trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ở các thành phố lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đang tạo ra áp lực lớn cho các đô thị lõi trong đáp ứng nhu cầu của người dân dẫn đến yêu cầu phải thành lập các thành phố trong thành phố để chia sẻ áp lực, giảm tải cho đô thị. Ở nước ta mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương chính thức được mở ra từ Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và thực tiễn năm 2021 đã thành lập “thành phố trong thành phố” đầu tiên (thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức mô hình chính quyền thành phố trong thành phố còn gặp một số khó khăn nên chưa khẳng định được đúng vị trí, vai trò; chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của mô hình này. Do vậy, việc tổ chức mô hình chính quyền thành phố trong thành phố cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp đột phá trong thời gian tới.  

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An là cần thiết

Ngày đăng 31/05/2024
Ngày 31/5/2024, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.